2024.04.09 (화)

  • 흐림동두천 1.0℃
  • 흐림강릉 1.3℃
  • 서울 3.2℃
  • 대전 3.3℃
  • 대구 6.8℃
  • 울산 6.6℃
  • 광주 8.3℃
  • 부산 7.7℃
  • 흐림고창 6.7℃
  • 흐림제주 10.7℃
  • 흐림강화 2.2℃
  • 흐림보은 3.2℃
  • 흐림금산 4.4℃
  • 흐림강진군 8.7℃
  • 흐림경주시 6.7℃
  • 흐림거제 8.0℃
기상청 제공

베트남어

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc Tế Lao Động Mùng 1 tháng 5

5월 1일 근로자의 날의 유래와 의미

 

Để nâng cao vị trí và phát triển điều kiện làm việc của người lao động vào tháng 7 năm 1889 đã quyết định ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động. Ngày Quốc Tế Lao Động được bắt nguồn từ nước Mỹ. Vào thời điểm đó, môi trường lao động của nước Mỹ khắc nghiệt và mức lương thấp nên tình hình người lao động gặp nhiều khó khăn. Không chỉ nước Mỹ mà vào giữa thế kỉ 18 sau cuộc Cách Mạng Công Nghiệp ở nước Anh máy móc được phát minh và xã hội thay đổi đã làm thay đổi môi trường lao động bằng cách phân chia giai cấp thành các nhà tư bản tuyển dụng người lao động và người lao động.

 

Các nhà tư bản sở hữu phương tiện sản xuất và bóc lột sức lao động của người lao động và nếu nghiêm trọng hơn họ đã bắt người lao động làm việc tối đa 18 tiếng mỗi ngày. Người lao động bắt đầu đấu tranh vì môi trường lao động khắc nghiệp và thời gian lao động quá mức. Vào năm 1884 toàn thể người lao động Mỹ đã quyết định đình công để thức hiện thời gian lao động là 8 tiếng và khoảng 2 năm sau ngày 1 tháng 5 năm 1886 là ngày diễn ra cuộc biểu tình đầu tiên.

 

Ngày 1 tháng 5 năm 1886, cuộc biểu tình thị uy đầu tiên diễn ra trên khắp nước Mỹ. Nhưng cuộc biểu tình ngày 3 tháng 5 ở Chicago đã xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người lao động dẫn tới việc đổ máu. Để ngăn chặn sự đoàn kết của người lao động các nhà tư bản đã yêu cầu sự hợp tác của cảnh sát và thông qua báo chí tuyên truyền một cách tiêu cực về cuộc đình công. Trong quá trình này, cảnh sát đã bắn đạn thật vào những người lao động đang đình công khiến 4 người thiệt mạng và nhiều người bị thương, ai đó đã ném bom vào cảnh sát khiến 7 người thiệt mạng và 70 người bị thương.

 

Để kỷ niệm điều này, năm 1889 tại Paris Đại Hội Thành Lập Đệ Nhị Quốc Tế được tổ chức vào ngày 1 tháng 5 ▲Hãy dừng máy móc ▲Cùng đấu tranh để rút ngắn thời gian lao động ▲Người lao động trên toàn thế giới đoàn kết và thực hiện ba cuộc đình công liên minh để giành quyền lợi cho người lao động.

 

Ngày Quốc Tế Lao Động đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 5 năm 1890 và kể từ đó ngày 1 tháng 5 đang được kỷ niệm là ngày Quốc Tế Lao Động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng một số quốc gia đang chọn ngày khác ngoài ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động để ngăn chặn các cuộc đình công diễn ra hàng ngày. Mỹ và Canada chọn thứ 2 tuần đầu tiên của tháng 9, Nhật Bản chọn ngày 23 tháng 11, New Zealand chọn thứ 2 tuần thứ 4 của tháng 10 làm ngày Quốc Tế Lao Động.

 

Năm 1923 ngày Quốc Tế Lao Động được tổ chức lần đầu tiên tại Hàn Quốc. Từ năm 1958 đến năm 1993 ngày Lao Động của Hàn Quốc là ngày 10 tháng 3 và đến năm 1993 đã được đổi thành ngày Quốc Tế Lao Động. Quốc Tế Lao Động ngày 10 tháng 3 năm 1994 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 5 và Hàn Quốc cũng đã chỉ định ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động.

 

 

 

(한국어 번역)

한국다문화뉴스 = 응우옌 티 프엉 시민기자ㅣ 근로자의 근로조건을 개선하고 지위를 향상시키기 위한 날인 5월 1일 근로자의 날은 1889년 7월 결정됐다. 근로자의 날은 미국에서 유래했다. 당시 미국의 노동환경은 열악했고 보수도 작아 노동자들이 힘든 상황이었다. 미국뿐 아니라 18세기 중반 영국에서 일어난 산업혁명 이후 기계가 발명되며 바뀐 사회의 모습은 전 세계적으로 노동자와 노동자를 고용하는 자본가로 계급을 나누어 노동환경을 바꾸어놓았다.

 

자본가들이 생산수단을 소유하고 노동자의 노동을 착취하며 심하면 하루 최대 18시간까지 노동시켰다. 열악한 노동환경과 지나친 노동 시간 등으로 노동자는 투쟁을 시작했다. 1884년 미국 노동단체들은 노동 시간을 8시간으로 실현하기 위해 파업을 결의하고 약 2년 뒤인 1886년 5월 1일을 1차 시위의 날로 정했다.

 

시위 첫날인 1886년 5월 1일 미국 전역에서 파업이 일어났다. 그러나 5월 3일 시카고의 시위에서 경찰과 노동자 간 충돌이 발생해 유혈사태까지 번지게 되었다. 자본가들은 노동자의 연대를 막기 위해 경찰에 협조를 구하고 언론을 통해 파업을 부정적으로 선전했다. 이 과정에서 경찰이 파업 중인 노동자들에게 실탄을 발사해 4명이 죽고 여러 명이 다치거나, 누군가 던진 폭탄으로 경찰 70명이 다치고 7명이 숨지는 등의 유혈사태가 발생한 것이다.

 

추후 이를 기념하기 위해 1889년 파리에서 열린 제2인터내셔널 창립대회는 5월 1일은 ▲기계를 멈추다 ▲노동 시간 단축을 위한 투쟁을 조직하자 ▲만국의 노동자가 단결하여 노동자의 권리 쟁취를 위해 동맹파업을 행동하자는 세 가지 연대 결의를 실천하는 날로 선언했다.

 

1890년 5월 1일 첫 번째 근로자의 날이 개최되고 이후 세계적으로 여러 나라에서 5월 1일을 근로자의 날로 기념하고 있다. 그러나 일부 국가는 근로자의 날마다 벌어지는 파업과 시위를 방지하고자 5월 1일이 아닌 다른 날을 근로자의 날로 정하고 있다. 미국, 캐나다는 9월 첫째 월요일, 일본은 11월 23일, 뉴질랜드는 10월 넷째 월요일이다.

 

대한민국에서 최초로 노동자의 날을 기념한 것은 1923년이었다. 1958년부터 1993년까지 한국의 노동절은 3월 10일 이었고 1963년에 와서 명칭이 근로자의 날로 바뀌게 됐다. 1994년 3월 10일이던 근로자의 날을 5월 1일로 개정하며 대한민국도 5월 1일을 근로자의 날로 지정하게 됐다.