2024.03.12 (화)

  • 맑음동두천 6.8℃
  • 맑음강릉 2.0℃
  • 박무서울 5.9℃
  • 구름많음대전 5.5℃
  • 구름많음대구 6.2℃
  • 박무울산 5.6℃
  • 맑음광주 4.9℃
  • 구름많음부산 6.2℃
  • 맑음고창 3.1℃
  • 구름많음제주 7.9℃
  • 맑음강화 6.3℃
  • 맑음보은 3.3℃
  • 구름많음금산 5.2℃
  • 맑음강진군 5.0℃
  • 흐림경주시 5.3℃
  • 구름많음거제 6.4℃
기상청 제공

베트남어

“Quà Tết đến rồi”… Đừng để bị lừa bởi những tin nhắn này trước Tết Nguyên đán

“설선물 택배 왔어요”...설 앞두고 이런 문자에 속지 마세요

0458605.jpg

 

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Chính phủ đã khuyến cáo người dùng đặc biệt chú ý vì tình trạng lừa đảo (phishing) tăng mạnh bằng cách sử dụng các nội dung khác nhau như các nhận chuyển phát nhanh, bồi thường thiệt hại do Covid 19, hỗ trợ khoản vay đặc biệt để khắc phục thiệt hại v.v

 

Theo cảnh sát, trong số 202.276 trường hợp ngăn chặn và khai báo lừa đảo (bị phishing) trong năm vừa qua thì có tới 175.753 trường hợp lừa đảo mạo danh người giao hàng lợi dụng thời điểm chuyển đổi nhiều bưu kiện như trong dịp Tết Nguyên đán để lừa đảo đánh cắp thông tin. Con số này tương đương với 87% tổng số các trường hợp. 

 

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu người dân chú ý vì dự kiến số trường hợp lừa đảo (phishing) còn tăng hơn nữa bằng cách lợi dụng các dự án hỗ trợ khác nhau như dự án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khoản vay đặc biệt giúp khắc phục thiệt hại mà Chính phủ dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ bị thiệt hại do bùng phát dịch Covid 19.

 

Chính phủ không yêu cầu tiền hỗ trợ các loại thông qua điện thoại hoặc tin nhắn văn bản và cũng không yêu cầu thông tin cá nhân như chứng minh thư v.v. nên yêu cầu người dân tuyệt đối không đáp ứng theo yêu cầu này. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi vấn hoặc cần phải xác nhận thông tin, tốt nhất nên liên hệ trực tiếp với cơ quan chính phủ có thẩm quyền.  

 

Trường hợp bạn nhấp chuột vào địa chỉ internet (URL) có trong tin nhắn được chuyển đến qua (phishing), ứng dụng độc hại sẽ được cài trên điện thoại thông minh của bạn và đối tượng sẽ lợi dụng thông tin cá nhân đã bị rò rỉ qua ứng dụng độc hại để lấy tiền bạc như lừa đảo qua giọng nói (voice phishing). Vì vậy, cần đặc biệt chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc bảo mật của người dùng.

 

Để ngăn chặn trước thiệt hại, điều quan trọng đó là bạn phải xóa ngay và không được nhấp chuột vào địa chỉ internet hay số điện thoại chưa được xác minh trong nội dung tin nhắn như yêu cầu giao hàng, phiếu quà tặng mobile, yêu cầu hỗ trợ tiền của Chính phủ. 

 

Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến cáo không nhập thông tin cá nhân, thông tin tài chính khi được yêu cầu nhập để bốc thăm trong các sự kiện, cài đặt chương trình vắc xin trên điện thoại thông minh và đặt chức năng chặn thanh toán số tiền đồng thời hướng dẫn kiểm tra có mã độc trên điện thoại thông minh hay không. 

 

Chính phủ cũng lên kế hoạch trước những ngày nghỉ Tết Nguyên đán sẽ tập trung thực hiện gửi thông điệp cảnh báo lừa đảo, lừa đảo bằng giọng nói và kiểm soát, tăng cường truy quét tội phạm mạng nhằm ngăn chặn thiệt hại cho cộng đồng bằng cách phối hợp giữa các bộ liên ngành. 

 

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia lên kế hoạch đưa ra quy tắc phòng ngừa và cảnh báo thiệt hại thông qua trang web của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, ứng dụng di động 'Cybercop' để ngăn chặn thiệt hại đối với tội phạm mạng như lừa đảo, lừa đảo bằng giọng nói đồng thời tăng cường trấn áp tội phạm mạng. Nếu bạn là nạn nhân của tội phạm mạng, vui lòng báo cáo bằng Hệ thống báo cáo tội phạm mạng (ECRM).

 

Chính phủ đã yêu cầu phải báo ngay cho Viện Phát triển internet Hàn Quốc (☎118) khi bị lừa đảo và khi bị thiệt hại do lừa đảo bằng giọng nói phải báo ngay với Trung tâm call công ty tài chính, Sở Cảnh sát (☎112) hoặc Dịch vụ Giám sát tài chính (☎1332). 

 

 

 

(한국어 번역)

한국다문화뉴스=네튀오안 시민기자ㅣ정부는 설 연휴를 앞두고 택배 배송 확인, 코로나19 관련 손실보상금, 피해회복 특별대출 등 다양한 문구를 활용한 스미싱이 증가할 것으로 예상되어, 이용자들의 주의를 당부했다.


경찰에 따르면 지난해 스미싱 신고(접수)·차단 건수 20만2276건 중 설 명절 등 택배를 많이 주고받는 시기를 악용한 택배사칭 스미싱이 17만5753건 발생했다. 전체의 87%를 차지하는 셈이다.


아울러 코로나19 장기화에 따라 정부가 소상공인 등을 대상으로 하는 손실보상금, 피해회복 특별대출 등 다양한 지원 사업을 악용한 스미싱도 증가할 것으로 예상됨에 따라 주의가 요구된다.


정부는 각종 지원금 신청을 전화 또는 문자메시지를 통해 받지 않으며 신분증 등 개인정보도 요구하지 않는다며 이런 요구에 응하지 말라고 당부했다. 의심이 되거나 확인이 필요한 경우는 관련 정부기관에 직접 확인을 해 줄 것을 권고했다.


스미싱을 통해 전송된 문자 내 인터넷 주소(URL)를 클릭할 경우, 스마트폰에 악성 앱이 설치되고 악성 앱을 통해 유출된 개인정보를 악용한 보이스피싱 사기 등 금전적 피해가 발생할 수 있어 이용자의 보안수칙 준수 등 각별한 주의가 필요하다.


사기 피해를 사전에 예방하기 위해서는 우선 택배 조회, 모바일 상품권 증정, 정부 지원금 신청 등의 문자 속에 출처가 확인되지 않은 인터넷주소 또는 전화번호를 클릭하지 않고 바로 삭제하는 것이 중요하다.


또 이벤트 당첨 등을 명목으로 개인·금융정보를 요구하는 경우 입력하지 않기, 스마트폰에 백신프로그램을 설치하고 소액결재 차단 기능 설정하기, 스마트폰 악성코드 유·무 점검 받기 등을 안내했다.


아울러, 정부는 설 명절을 앞두고 관계 부처간의 협업을 통해 국민 피해가 발생하지 않도록 스미싱·보이스피싱 주의문자 발송, 스미싱 모니터링 및 사이버 범죄 단속 강화 등을 중점적으로 실시할 계획이다.

 

경찰청은 보이스피싱·스미싱 등 사이버범죄 피해 예방을 위해 경찰청 홈페이지와 모바일 앱인 '사이버캅'을 통해 예방 수칙·피해 경보 등을 제공하고, 사이버범죄에 대해 단속을 강화할 계획이다. 만약 사이버범죄 피해를 입었다면 사이버범죄 신고시스템(ECRM)을 이용해 신고해 달라고 당부했다.


정부는 스미싱은 한국인터넷진흥원(☎118)으로, 보이스피싱 피해 발생시에는 해당 금융회사 콜센터, 경찰청(☎112) 또는 금감원(☎1332)에 즉시 신고해 줄 것을 당부했다.